Người Việt lười vận động

0
911news,911girl,911game,2021topgame, 911win, casino, Dễ chơi, dễ thắng, hot, Máy đánh bạc, online, slot

Từ bãi gửi xe đến điểm thăm quan 500 m, cả nhóm quyết định đi bộ, mình Ngân đứng lại chờ mua vé xe điện vì “tội gì đi cho mỏi”.

Ngân không phải là người duy nhất chọn phương tiện này. Xung quanh hàng chục du khách cũng đứng chờ, đa phần là người trẻ. “Xe điện sinh ra là để phục vụ du khách, sao chúng ta không sử dụng để tiết kiệm sức lực?”, Xuân Ngân, 30 tuổi, nhân viên văn phòng ở Hà Nội, giải thích về hành động của mình trong chuyến đi ghềnh Đá Đĩa (Phú Yên) giữa năm ngoái.

Đây không phải lần đầu Ngân trốn đi bộ vào các điểm thăm quan khi biết có dịch vụ trung chuyển. Lần đến Cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) tháng 10/2022, thay vì leo bộ hơn 300 bậc, mất 10-15 phút cùng nhóm bạn, Ngân quyết định mua vé xe điện, giá 30.000 đồng.

Không chỉ đi chơi, ngay trong cuộc sống thường ngày, Ngân cũng thường xuyên đặt đồ ăn qua các ứng dụng, dù quán ăn cô đặt cách nhà chưa đến một km vì ngại ra ngoài. Cô nói, trung bình một tuần gọi đồ ăn ngoài 7-10 lần.

Nhà chị Diễm My, 40 tuổi, ở Hải Phòng, cách chợ chưa đến 300 m nhưng mỗi lần muốn mua gì chị đều dùng xe máy. Anh Quốc Bảo (chồng chị) coi đó là bình thường vì nhiều lúc phải xách đồ nặng hoặc có công việc gấp. Nhưng ngay cả lúc rảnh rỗi, ra chợ mua thêm cuộn giấy ăn, ống kem đánh răng chị My cũng đi xe. Nhiều lần nhờ con trai 10 tuổi ra đầu ngõ mua gói gia vị chị cũng nhắc con lấy xe đạp điện cho nhanh.

“Quán cách nhà chưa đến 100 m, thời gian đi bộ còn nhanh hơn lấy xe. Mẹ như vậy thì bảo sao con lười vận động”, anh Bảo thở dài.

Những người trẻ lười vận động, ngại đi bộ đang giúp thu nhập của ông Sơn, tài xế xe ôm ở chân tượng đài Thánh Gióng, huyện Sóc Sơn (Hà Nội), tăng đáng kể. Ông cho biết, trước kia ban quản lý để khách tự leo bộ lên tượng đài do quãng đường không quá xa, cảnh vật quanh núi đẹp. Nhưng thấy nhiều người than phiền đi bộ mỏi chân nên dịch vụ xe ôm mới xuất hiện. “Sau Tết Nguyên đán, có những ngày tôi chạy vài chục cuốc xe, kiếm cả triệu đồng”, ông Sơn nói.

Ngại ra ngoài là một trong các lý do chính (chiếm 56%) khiến người Việt quyết định đặt đồ ăn qua ứng dụng, báo cáo Xu hướng đặt hàng ăn uống tại Việt Nam năm 2022 của dịch vụ nghiên cứu thị trường Q&Me, cho biết. Trong giai đoạn 2020-2021, tỷ lệ người dùng các ứng dụng hoặc dịch vụ giao nhận đồ ăn trực tuyến tăng từ 62% lên 83%. Có 85% người dùng đặt các ứng dụng giao đồ ăn trực tuyến ít nhất một lần mỗi tuần trong năm 2020, tăng 5% so với năm trước đó.

Chủ một quán đồ ăn Tây ở quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), cho biết trung bình mỗi ngày nhận hơn 200 đơn hàng trực tuyến. “Tôi khá bất ngờ khi thấy nhiều khách đặt hàng giao đến địa chỉ cách vài trăm mét”, người này nói.

Trước sự phát triển mạnh mẽ của ngành dịch vụ, nhiều chuyên gia sức khỏe cảnh báo, quá lệ thuộc vào tiện ích có thể khiến tình trạng lười vận động của người Việt trở nên trầm trọng hơn.

Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) cho biết, Việt Nam là một trong 10 nước có người dân lười vận động nhất thế giới. Nghiên cứu của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, có đến 30% người Việt trưởng thành thiếu vận động thể lực. Tố chất về thể lực, sức bền và sức mạnh của thanh thanh niên Việt Nam xếp vào mức kém so với tiêu chuẩn.

Nghiên cứu năm 2019 của Viện Dinh dưỡng quốc gia cũng chỉ ra, trung bình một người Việt đi bộ 3.660 bước mỗi ngày, nhưng dân văn phòng chỉ là 600 bước, trong khi khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới là 10.000 bước.

Tính đến hết năm 2021, số liệu của Tổng cục Thể dục thể thao cho thấy tỷ lệ người dân Việt Nam tham gia thể dục, thể thao vẫn ở mức thấp. Số người tập luyện thường xuyên đạt hơn 35%, số hộ gia đình có thể thao chiếm 26%.

發佈留言

發佈留言必須填寫的電子郵件地址不會公開。 必填欄位標示為 *