Màn ra mắt mờ nhạt của ca sĩ ảo Ann

0
911news,911girl,911game,2021topgame, 911win, casino, Dễ chơi, dễ thắng, hot, Máy đánh bạc, online, slot

Giới chuyên môn nhận định sau nửa tháng ra mắt, ca sĩ ảo Ann khó chạm trái tim khán giả vì ngoại hình, giọng hát còn hạn chế.

Sau màn ra mắt gây chú ý, tên tuổi của ca sĩ ảo Ann đến nay khá mờ nhạt. MV Làm sao nói thương anh hiện đạt hơn 182.000 lượt xem – con số thấp so với sản phẩm của các nghệ sĩ hiện nay. Theo Google Trend, lượng người tìm kiếm về ca sĩ, bài hát trên web, YouTube tăng mạnh từ ngày 14 đến 16/3 – khi Ann mới ra mắt, sau đó giảm đến hơn 90%.

Nhiều ý kiến cho rằng Ann vẫn mang đến cảm giác là “máy hát” hơn cảm xúc thật của nghệ sĩ.

Ca sĩ Hoàng Bách đánh giá cao sự đầu tư nghiêm túc của đội ngũ sản xuất, nhưng cho rằng Ann “không để lại ấn tượng”. Theo Hoàng Bách, êkíp nghiên cứu, chọn lựa tông giọng phù hợp tiếng Việt, sử dụng âm thanh tự nhiên của con người như tiếng thở hoặc lấy hơi kết hợp công nghệ kỹ thuật số. Kết quả, người nghe cảm giác giọng hát của Ann giống một ca sĩ nào đó, nhưng không rõ là ai. Cách xử lý bài hát máy móc, ngây ngô khiến tác phẩm trở nên dễ đoán và trôi tuột.

Nhạc sĩ Dương Cầm nhận xét tạo hình của Ann không tự nhiên. Vì vậy, MV chỉ giống video lyric có phần minh họa hoạt hình thường thấy trên YouTube. Giọng hát của ca sĩ ảo khá giống Thùy Chi, nhưng thiếu sự nhấn nhá, cảm xúc.

Ca sĩ ảo cũng gặp hạn chế về chuyển động cơ thể. Theo nhạc sĩ Nguyễn Hà, Ann được tạo hình giống người thật nhưng các biểu cảm gương mặt, môi, mắt còn khô cứng. Bên dưới các phần bình luận về MV, đa phần khán giả đề cập đến vấn đề này. Tài khoản Myhanh01 bình luận trên YouTube: “Giọng hát cũng ổn, dễ nghe nhưng điểm trừ lớn ở việc nhấp nháy môi chưa đúng lời và thiếu biểu cảm trên khuôn mặt nhân vật. Ca sĩ ảo không mới lạ, nhất là Nhật Bản, Trung Quốc, nhưng Ann chưa tạo ra được sự khác biệt và thu hút”.

Bobo Đặng – người sáng lập Ann – cho biết khi ra mắt Ann, êkíp không áp lực về lượt xem mà mong muốn khán giả Việt làm quen với ca sĩ ảo. Họ chọn bản ballad ra mắt vì đây là thể loại nhạc dễ nghe, dễ tiếp cận đông đảo công chúng. “Mô hình này còn khá xa lạ ở nước ta. Vì thế, phản ứng và cảm xúc của mọi người về Ann hay một thần tượng ảo nào đó, với tôi là điều dễ hiểu”, anh nói.

Ca sĩ ảo Ann được nhận định có tiềm năng nhưng cần thời gian và học tập kinh nghiệm phát triển của các nước. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung cho biết cách đây vài năm, anh từng có ý tưởng về dự án ca sĩ ảo, nhưng chưa thể thực hiện do hạn chế về tài chính, thời gian và công nghệ. Anh nói: “Tôi ngưỡng mộ các bạn tiên phong nhưng rõ ràng ca sĩ ảo chưa thành công vì còn mới quá. Khán giả trong nước vẫn thích nghệ sĩ thật, có thể tương tác trên sân khấu, đánh giá khen, chê và săm soi cả về đời tư. Trong khi ca sĩ ảo, chỉ có sản phẩm âm nhạc”.

Theo nhạc sĩ Nguyễn Hà, cần có thời gian để công chúng tiếp nhận ca sĩ ảo. Ngoài ra, thay vì cố gắng tạo hình cho giống người thật, êkíp nên có cách thể hiện mới, tập trung vào thế mạnh mà con người không làm được.

Bobo Đặng cho biết thông qua những bình luận, góp ý trên mạng xã hội, êkíp cũng nhận thấy những vấn đề chưa hoàn thiện về mặt kỹ thuật, công nghệ. Họ xem đó là dữ liệu phục vụ cho quá trình cải tiến, phát triển Ann.

Ann dự kiến ra mắt mini album trong tháng 8, MV vào tháng 12. Thay vì thể loại ballad như hiện tại, ca sĩ sẽ hát nhạc sôi động hơn, theo kiểu baby voice (kiểu hát bóp méo chất giọng để có âm sắc bay bổng, dễ thương, âm vực cao hơn bình thường). Phần hình ảnh, CGU cũng được tinh chỉnh, cải tiến cho tự nhiên hơn.

“Tất cả phải cần có thời gian. Chúng tôi đang tập trung đầu tư nhiều hơn về các tiêu chí kỹ thuật, visual, các chuyển động cũng như thị hiếu âm nhạc khán giả đại chúng để có thể đạt được hiệu quả tốt hơn trong sản phẩm tiếp theo”, Bobo Đặng nói.

Ở các nước, ca sĩ ảo không chỉ phát hành MV mà còn tổ chức liveshow, bán các vật phẩm liên quan. Kinh phí đầu tư tổ chức các chương trình lớn hơn rất nhiều so với nghệ sĩ thật. Trong khi đó, ở Việt Nam, nguồn thu chủ yếu của các ca sĩ vẫn đến từ việc chạy show. Vì vậy, Ann sẽ không có nhiều hoạt động để kiếm tiền như các “đồng nghiệp” ở nước ngoài.

Ca sĩ ảo hiện “xâm chiếm” làng giải trí châu Á, nhất là ở Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc. Nhiều tên tuổi nổi tiếng không thua kém nghệ sĩ thật. Theo GlobalTimes, nghệ sĩ ảo mang đến nguồn thu từ MV, biểu diễn trực tiếp, bán các vật phẩm liên quan, đại diện thương hiệu quảng cáo, đặc biệt trong thời đại số hiện nay. Báo cáo của công ty nghiên cứu iiMedia cho biết ngành công nghiệp này ở Trung Quốc thu về 3,5 tỷ nhân dân tệ (547 triệu USD) vào năm 2020, đạt hơn 6 tỷ nhân dân tệ trong năm 2021.

發佈留言

發佈留言必須填寫的電子郵件地址不會公開。 必填欄位標示為 *