CLB Đà Nẵng thua kiện đội hạng Ba Slovakia

0
Cá độ bóng đá,Đánh bài online,Chơi bài trực tuyến,Game bắn cá,Slot game

CLB Đà Nẵng thua kiện Banik Prievidza FC – CLB đang chơi ở giải hạng Ba Slovakia – liên quan đến chi phí đào tạo cầu thủ Phạm Thanh Tiệp.

Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA) ra phán quyết cuối cùng vào ngày 2/5/2023 cho vụ kiện kéo dài hơn ba năm. Theo đó, Đà Nẵng phải trả cho Banik 60.904,11 USD chi phí đào tạo cầu thủ Thanh Tiệp khi ký hợp đồng năm 2019. Kèm lãi suất 5% mỗi năm, số tiền Đà Nẵng phải trả là khoảng 73.000 USD, tương đương 1,7 tỷ đồng.

Thanh Tiệp sinh ngày 13/3/1996 tại Slovakia, có bố mẹ là người Việt Nam. Anh được Banik Prievidza đào tạo từ năm 12 tuổi rồi lên đội một năm 2017. Ngày 22/2/2019, sau khi thử việc, Thanh Tiệp ký hợp đồng chuyên nghiệp đầu tiên với CLB Đà Nẵng.

Theo quy định của FIFA về tình trạng và chuyển nhượng cầu thủ (FIFA RSTP) liên quan đến phí đào tạo, do Thanh Tiệp được đăng ký chuyên nghiệp lần đầu , CLB Đà Nẵng có trách nhiệm trả chi phí đào tạo cho Banik trong 30 ngày kể từ khi đăng ký, tức hạn chót là 24/3/2019. Đến hạn chưa thấy tiền, Banik gửi thư cho Đà Nẵng vào ngày 2/4/2019 yêu cầu thanh toán khoản phí 63.000 USD. CLB Slovakia gửi thư thêm hai lần về chuyện này vào ngày 7/5/2019 và 8/6/2020, nhưng vẫn không được thanh toán.

Ngày 2/10/2020, Banik gửi đơn kiện lên FIFA thông qua hệ thống kết nối chuyển nhượng quốc tế (TMS). 24 ngày sau khi nhận đơn, FIFA căn cứ Điều 13 Quy tắc quản lý thủ tục của Uỷ ban cầu thủ và Phòng giải quyết tranh chấp yêu cầu Đà Nẵng phải trả 60.904,11 USD, cộng 5% lãi suất mỗi năm kể từ ngày đáo hạn.

Đà Nẵng có 15 ngày để phản hồi thông qua TMS, tức hạn cuối là 10/11/2020. Trong trường hợp không đồng ý, Đà Nẵng có thêm năm ngày để đưa ra quan điểm và có thể gia hạn thêm 10 ngày nữa, tức đến 25/11/2020 để nộp đơn kháng nghị. Không thấy Đà Nẵng phản hồi, FIFA dựa theo luật coi đó là động thái chấp nhận nên thông báo quyết định có hiệu lực từ ngày 9/12/2020.

Đến ngày 28/12/2020, Đà Nẵng mới có thư gửi lên FIFA đề nghị hủy bỏ phán quyết, nhưng không được chấp thuận vì đã chậm 48 ngày. Sau đó, đội bóng sông Hàn gửi tiếp đơn kháng cáo lên Tòa Trọng tài Thể thao (CAS) vào ngày 30/12. CAS cử một “trọng tài” làm việc lại với ba bên gồm Đà Nẵng, Banik và FIFA.

Trong đơn gửi CAS, Đà Nẵng giải trình với hai ý chính. Thứ nhất, đội cho biết dịch Covid-19 nên không có người làm việc tại trụ sở CLB, dẫn đến chậm trễ việc phản hồi FIFA. Thứ hai, Đà Nẵng cho rằng FIFA căn cứ trên TMS dẫn đến đội thuộc nhóm CLB loại ba. Đội khẳng định chỉ thuộc nhóm CLB loại bốn, tức không phải trả chi phí đào tạo theo quy định FIFA. Với nhóm CLB loại ba, chi phí đào tạo cầu thủ trẻ tối thiểu là 10.000 USD mỗi năm, trong khi của Đà Nẵng là 1.997,41 USD mỗi mỗi năm (khoảng 45 triệu đồng) tức dưới chuẩn loại bốn. Ngoài ra, lương trung bình cầu thủ Đà Nẵng ở mức dưới 930 USD mỗi tháng (khoảng 22 triệu đồng), cũng thuộc chuẩn loại bốn.

Trước những kháng cáo của Đà Nẵng, FIFA phản biện việc Đà Nẵng gửi phản hồi phán quyết chậm 48 ngày cho thấy sự thiếu trách nhiệm. FIFA đã cử nhân viên sang Việt Nam đào tạo cách sử dụng TMS cho các CLB, đặc biệt lưu ý các đội phải kiểm tra thông báo trên hệ thống hàng ngày. Nhưng qua trích xuất đăng nhập, Đà Nẵng đã không lên TMS từ ngày 12/3/2020 đến 15/12/2020. FIFA cho rằng lý do dịch bệnh không phù hợp, vì các thủ tục đều có thể làm trực tuyến.

Về phân loại CLB, FIFA cho biết không có trách nhiệm phân loại cho bất cứ CLB nào mà do CLB và LĐBĐ chủ quản tự thực hiện. Đà Nẵng duy trì trạng thái thuộc nhóm loại ba từ ngày 25/3/2009, mãi đến ngày 21/12/2020 mới chỉnh sửa thành loại bốn, tức hơn hai năm kể từ khi ký với Phạm Thanh Tiệp. Bên cạnh đó, từ khi TMS đi vào hoạt động, Việt Nam có 21 CLB thuộc loại ba và hiện tại vẫn còn tám, và trái ngược kháng cáo của phía Đà Nẵng rằng Việt Nam không có đội nào thuộc loại ba.

發佈留言

發佈留言必須填寫的電子郵件地址不會公開。 必填欄位標示為 *