Những người trẻ ‘không xu dính túi’ vào cuối tháng

0
911news,911girl,911game,2021topgame, 911win, casino, Dễ chơi, dễ thắng, hot, Máy đánh bạc, online, slot

Eric Hsu, 38 tuổi, nhớ lại khoảng thời gian khi còn 10 ngày nữa mới được nhận lương, chỉ còn 32 tệ trong ví và không có chút tiền tiết kiệm nào.

“Tôi dùng số tiền còn lại mua bánh mì để ăn qua ngày cho đến khi có lương,” anh chia sẻ.

Hsu tin rằng lương mình ở mức trung bình cao nhưng cảm thấy lúc nào cũng trong cảnh nghèo túng. Anh thuộc về một nhóm người, thường là trẻ và độc thân, được gọi là “yue guang zu” (nguyệt quang tộc – moon clan), từ chỉ những thanh niên độc thân rơi vào cảnh “nhẵn túi” mỗi cuối tháng, lương tháng nào tiêu hết tháng đó.

Chung Chi Nien, giáo sư Trường Đại học Bách khoa Hong Kong, cho biết thuật ngữ này có nguồn gốc từ Đài Loan nhưng thường được sử dụng ở Trung Quốc.

Theo một báo cáo, ước tính 40% thanh niên độc thân ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Thâm Quyến đang tiêu hết tiền lương mỗi tháng. “Hành vi này rất khác với cha mẹ họ, những người tiết kiệm từng đồng kiếm được” ông Chung cho biết.

Ông cũng cho hay, chi phí sinh hoạt ngày càng tăng khiến nhiều người có nguy cơ gia nhập nhóm “yue guang zu”, đặc biệt là những người có thu nhập thấp.

Đối với A-Jin, 34 tuổi, ở Đài Loan làm việc trong ngành dịch vụ, các chi phí cố định như bảo hiểm, tiện ích và đi lại đã chiếm hơn một nửa mức lương 30.000 Đài tệ (khoảng 23 triệu đồng) mỗi tháng của cô. “Tôi sẽ chỉ còn lại 10.000 Đài tệ (7 triệu đồng) một tháng cho tiền ăn và các chi phí khác. Ăn ngoài mất khoảng 300 Đài tệ (230.000 đồng) một ngày. Không có cách nào để tiết kiệm,” cô chia sẻ.

Nhưng đối với một số người khác, chính tâm lý “bạn chỉ sống một lần” (YOLO) đang thúc đẩy họ chi tiêu quá mức, ngay cả khi điều đó đồng nghĩa với việc mắc nợ.

Kể từ khi Hsu bắt đầu đi làm công việc kỹ sư xây dựng cách đây 10 năm, anh đã phải vật lộn để tiết kiệm nhằm cố gắng trả các khoản nợ sinh viên. Nhưng khi một chấn thương đầu gối nghiêm trọng khiến anh phải nghỉ việc không lương trong hai tuần, Hsu nhận ra rằng mình không thể tự nuôi sống bản thân.

“Tôi nghĩ, sao không sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán mọi thứ và khiến cuộc sống dễ dàng hơn?”, chàng trai nói. Rồi anh đã có bốn thẻ tín dụng và phải chi 70% tiền lương mỗi tháng để trả những khoản nợ đó.

Hsu thừa nhận rằng trong khi một nửa khoản nợ của anh ấy là dành cho các chi phí cần thiết hàng ngày, thì nửa còn lại là do “những lựa chọn và mong muốn về lối sống.” “Tôi đã mất kiểm soát” anh nói.

Giáo sư Chung cho biết, khái niệm “yue guang zu” phản ánh sự vỡ mộng mà giới trẻ cảm thấy về cuộc sống ngày nay. Nó giống như các thuật ngữ khác đã trở nên phổ biến ở Trung Quốc trong hai năm qua, chẳng hạn như “nằm thẳng“.

Trong bối cảnh Đông Á, thế hệ cha mẹ của giới trẻ ngày nay đã trải qua quá trình công nghiệp hóa rất thành công và hoàn thành các mục tiêu trong cuộc sống của mình. Nhưng đó là một thực tế khác đối với thế hệ hiện tại. “Họ nhìn thấy thành công của cha mẹ mình, nhưng đơn giản là không thể đạt được điều đó. Có một khoảng cách rất lớn giữa kỳ vọng và thực tế”, Chung Chi Nien nói.

“Yue guang zu” tồn tại chủ yếu là do giới trẻ không thể sở hữu nhà do thiếu nhà ở giá rẻ. “Kỳ vọng mua được nhà riêng, kết hôn và xây dựng gia đình riêng giờ đã quá xa vời,” giáo sư Chung nói. Những người trẻ tuổi thà từ bỏ giấc mơ đó và tiêu tiền vào những thứ mà họ chắc chắn sẽ có được ngày hôm nay. Những thứ này được gọi là “xiao que xin”, có nghĩa là “hạnh phúc nhỏ nhưng chắc chắn.”

Đó có thể là bất cứ thứ gì, từ việc mua một tách cà phê Starbucks đến một chuyến du lịch nước ngoài, những thứ sẽ mang lại cho bạn cảm giác hạnh phúc nhỏ nhoi để bù đắp cho việc không thực hiện được mục tiêu sống.

“Bạn sẽ chỉ nghiêm túc làm điều gì đó nếu có mục tiêu rõ ràng. Làm ra tiền cũng vô ích nếu không tiêu nó,” Hsu chia sẻ quan điểm của mình.

A-Jin cho biết cô không có mục tiêu tài chính hay cuộc sống dài hạn nào và đã hoàn toàn từ bỏ việc mua nhà riêng. “Miễn là có thức ăn và no bụng, tôi sẽ không chết. Đối với tôi thế là đủ”, cô nói. A-jin cũng chỉ nghĩ đơn giản là tìm cách tử tế hơn với bản thân mình.

Đối với Hsu, những ngày khó khăn nhất đã qua. Rút kinh nghiệm, anh đã hủy thẻ tín dụng của mình hai năm trước và cam kết tiết kiệm một phần ba tiền lương mỗi tháng của mình.

Tuy nhiên, anh vẫn coi mình là một phần của nhóm “yue guang zu” vì vẫn không chắc liệu mình có sống sót sau một trường hợp khẩn cấp khác hay không. Hsu chia sẻ: “Tôi vẫn chưa có mục tiêu tài chính dài hạn nào. Ưu tiên của tôi là thanh toán nốt số nợ thẻ tín dụng còn lại”.

發佈留言

發佈留言必須填寫的電子郵件地址不會公開。 必填欄位標示為 *