Chi tiêu của Trung Quốc vượt mức đại dịch

0
Cá độ bóng đá,Đánh bài online,Chơi bài trực tuyến,Game bắn cá,Slot game

Chi tiêu và đi lại của người Trung Quốc trong dịp lễ 1/5 lần đầu vượt mức trước đại dịch, khi họ muốn bù đắp thời gian bị hạn chế.

Dữ liệu công bố ngày 4/5 của Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc cho thấy doanh thu từ du lịch nội địa dịp nghỉ lễ Quốc tế Lao động từ 29/4 tới 3/5 đạt 148 tỷ tệ (21 tỷ USD), tăng 129% so với năm trước và cao hơn một chút so với năm 2019, thời điểm đại dịch Covid-19 chưa bùng phát.

Doanh thu của các công ty ăn uống và bán lẻ tăng gần 20% trong kỳ nghỉ lễ, theo Bộ Thương mại. Alipay, ứng dụng thanh toán kỹ thuật số lớn nhất Trung Quốc, ghi nhận mức tăng 200% chi tiêu trực tuyến trong dịp lễ so với một năm trước và cao hơn 70% so với năm 2019.

Khách du lịch Trung Quốc đã thực hiện 274 triệu chuyến đi nội địa, tăng 71% so với năm 2021 và cao hơn 19% so với năm 2019. Mạng lưới đường sắt của Trung Quốc đạt kỷ lục 120 triệu chuyến từ ngày 27/4 tới ngày 4/5, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2019.

Đối với nhiều người Trung Quốc, dịp lễ kéo dài 5 ngày này là cơ hội đầu tiên họ được đi nghỉ dưỡng sau ba năm hạn chế vì đại dịch. Trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán hồi tháng 1, nhiều người vẫn chọn ở nhà vì lo ngại bị lây nhiễm.

Nhiều điểm du lịch tuần này ở Trung Quốc đông khách hơn hẳn các kỳ nghỉ lễ dài ngày trước đó. Hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy dòng người chen chúc trên xe buýt, các cây cầu hoặc nhà hàng ở những điểm du lịch nổi tiếng.

“Kỳ nghỉ lễ 1/5 thật điên rồ!” là hashtag phổ biến trên mạng xã hội Weibo. Nhiều du khách phàn nàn trên mạng rằng họ chỉ có thể nhìn thấy đầu của người khác khi đến các điểm du lịch trong dịp này.

Một số người cho biết nhiều du khách đã đổ về thành phố Trường Sa ở tỉnh Hồ Nam đến mức danh sách chờ tại một điểm ăn uống nổi tiếng có lúc lên tới hơn 300 người. Một số thậm chí phải dựng lều qua đêm bên ngoài địa điểm tổ chức một lễ hội âm nhạc để đảm bảo có chỗ tham dự.

“Đây là kỳ nghỉ tồi tệ nhất tôi từng có”, nhiều người phàn nàn trên Weibo. Để được hưởng kỳ nghỉ dài này, người Trung Quốc phải làm bù vào chủ nhật (23/4) và thứ 7 (6/5).

發佈留言

發佈留言必須填寫的電子郵件地址不會公開。 必填欄位標示為 *